Người bệnh thoái hóa cột sống nên tập thể dục thế nào?

Ngày đăng 17/06/2023 11:06

Thoái hóa cột sống là bệnh lý liên quan tới xương khớp không thể tránh khỏi, nhất là khi càng có tuổi. Đặc trưng của bệnh là những cơn đau nhức đột ngột hoặc kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động đi đứng cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nhiều người bệnh thoái hóa cột sống có xu hướng ít vận động do ngại đau. Vậy đối tượng này có nên tập thể dục không, hải phải vận động như thế nào cho đúng? Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ chi tiết với các bạn về vấn đề này nhé.

Bệnh thoái hóa cột sống có nên thể dục hay không ?

Việc ít vận động khiến cho các cơ bị co cắng, suy giảm dần sức mạnh cơ bắp, gây nhiều khó khăn cho quá trình hồi phục chấn thương cũng như khả năng vận động. Do đó, người bệnh thoái hóa cột sống nên duy trì vận động hàng ngày để cải thiện hệ thống xương khớp, tăng cường tính linh hoạt cũng như sự dẻo dai cho các cơ, dây chằng.

Người bệnh thoái hóa cột sống cần lưu ý gì khi thể dục ?

thoai-hoa-cot-song-co-nen-the-duc

Việc hỏi ý kiến bác sĩ điều trị là rất quan trọng. Tùy theo tình trạng của từng đối tượng cụ thể mà các bạn sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về việc nên áp dụng bài tập này, mức độ ra sao là đủ.

Đối với các bài tập có tính phức tạp thì cần có sự chỉ dẫn cụ thể và giám sát của chuyên viên trị liệu để đảm bảo người bệnh thực hiện đúng tư thế, điều chỉnh mức độ căng – giãn cơ phù hợp.

Người bệnh có thể bắt đầu tập luyện một cách từ từ, nhẹ nhàng, chú ý thực hiện đúng các tư thế, động tác được chỉ dẫn. Cần kết hợp với hít thở để tăng cường việc cung cấp oxy, cải thiện tuần hoàn máu.

Trong khi tập, nếu nhận thấy có triệu chứng bất thường, đau nhức thì nên dừng lại và đến gặp bác sĩ.

Bài tập cho người bệnh thoái hóa cột sống

thoai-hoa-cot-song-co-nen-the-duc-2

Đi bộ giúp tăng cường tuần hoàn máu tới các cơ, giải phóng endorphin giúp làm dịu các cơn đau. Ban nên bắt đầu đi bộ 5 phút mỗi ngày, duy trì thói quen trong khoảng thời gian nhất định.

Lưu ý đúng tư thế khi đi bộ: Điều chỉnh cổ - vai – hông thẳng hàng, mắt hướng về phía trước, giữ cho cằm song song với mặt đất, siết cơ bụng, giữ cho lưng tự nhiên, không bị cong hoặc ngửa ra trước – sau, bước đi một cách nhẹ nhàng và đặt phần gót xuống trước.

Sau khi đã quen bạn có thể tăng thêm thời gian đi bộ 1 – 2 phút mỗi tuần. Điều này giúp các nhóm có cơ thời gian thích nghi từ từ, hạn chế các chấn thương. Tăng dần thời gian cho tới khi có thể đi bộ được 20 – 30 phút mỗi ngày.

Trong khi đi bộ cần lưu ý cấp đủ nước cho cơ thể, lựa chọn thời gian phù hợp, tránh cao điểm nắng nóng hoặc mưa gió.

Đi bộ cũng như các bài tập thể dục, kéo giãn khác có tác dụng hỗ trợ một phần cho bệnh nhân hồi phục sự linh hoạt cơ – xương – khớp. Để điều trị thì các bạn cần đến bệnh viện khám, xác định tình trạng cụ thể và được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp !

Nguồn: Máy tập gym tại nhàhttps://www.thethaodaiviet.vn/gian-ta-tap-the-hinh.html