Tại sao người già hay bị loãng xương?

Ngày đăng 27/03/2023 14:52

Loãng xương là căn bệnh xương khớp có diễn biến âm thầm mà hầu như người cao tuổi nào cũng bị ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tại sao người già hay bị loãng xương? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.

Nguyên nhân người già bị loãng xương

Loãng xương xảy ra khi kết cấu của xương xuất hiện tình trạng bị suy giảm về trọng lượng cũng như số lượng, từ đó dẫn tới suy giảm các khung protein cùng lượng canxi gắn vào các khung này. Đây là hậu quả của việc quá trình tạo xương và hủy xương bị phá vỡ sự cân bằng; Tức là trong khi tạo xương suy giảm thì hủy xương vẫn diễn ra như thường.

nguoi-gia-bi-loang-xuong

Loãng xương thường xuất hiện ở những người già do tác động của quá trình lão hõa. Phụ nữ trong độ tuổi 45 – 50 thường bị loãng xương nhiều hơn đàn ôn. Nhưng từ độ tuổi 55 trở đi thì chứng loãng xương ở đàn ông bắt đầu trở nên nguy hiểm và cần được chú ý nhiều hơn.

Nguyên nhân khiến người già thường bị loãng xương là do:

- Lão hóa: Cùng với thời gian, hệ xương của chúng ta trở nên mỏng hơn, không có nhiều canxi trong xương. Mặt khác, lượng hóc môn ở trong cơ thể cũng được sản xuất ít hơn và dẫn tới chức năng điều hòa việc háp thụ canxi vào xương cũng giảm, góp phần làm giảm mật độ xương.

- Thiếu vận động: Nhiều người có tuổi nằm trên giường bệnh lâu, ít vận động cũng khiến cho xương khớp và hệ thống cơ bắp bị yếu, không chỉ làm tăng nguy cơ bị loãng xương mà gián tiếp đẩy nhanh thoái hóa khớp.

- Ít vận động: Người cao tuổi thường có xu hướng hạn chế đi lại, ít ra ngoài trời và tiếp xúc với môi trường tự nhiên, ánh nắng. Bởi vậy quá trình chuyển tiền vitamin D dưới da thành vitamin D bị giảm. Điều này khiến cho cơ thể hấp thu canxi kém, bài tiết canxi lại tăng, gây tình trạng thiếu canxi và loãng xương.

- Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi: Do tuổi tác hoặc bệnh tật nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng của người cao tuổi kém. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày lại nghèo nàn, không đủ canxi thì nguy cơ bị loãng xương là rất cao.

- Sử dụng thuốc có chứa steroid: Nhóm thuốc chống viêm có chứa steroid có khả năng ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi ở bên trong cơ thể.

Khi nào cần khám loãng xương

nguoi-gia-bi-loang-xuong-2

Đặc điểm của loãng xương là diễn biến âm thầm, ít gây ra các biểu hiện bất thường. Việc nhận biết các triệu chứng sớm là rất khó khăn. Chỉ khi bệnh nặng, gãy xương, đi khám mới biết. Đây cũng chính là biến chứng đáng ngại nhất.

Thực tế ghi nhận không ít trường hợp người già bị gãy xương hông, xương chậu do loãng xương, làm tăng nguy cơ tử vong. Nam giới thường bắt gặp tình trạng gãy cổ xương đùi và gãy đầu dưới xương quay. Một số người bị ngã, gãy xương, kéo theo khớp cũng bị ảnh hưởng, không di chuyển được, làm suy giảm khả năng vận động.

Mỗi người trong chúng ta khi bước vào tuổi 40 – 45 hoặc phụ nữ sau mãn kinh cần tới ngay khoa xương khớp để khám, chẩn đoán loãng xương. Các biện pháp thường được áp dụng là chụp X-quang để nhận biết độ mỏng của xương. Ngoài ra là sử dụng các loại máy móc chuyên dụng khác.

Trên đây là một số chia sẻ về Tại sao người già hay bị loãng xương? Các bạn hãy ghi nhớ để chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình tốt hơn nhé !

Nguồn: Điều trị phục hồi hiệu quả với dụng cụ tập vật lý trị liệu: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html