Bơi lội là một môn thể thao phổ biến rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt vào trong mùa hè này, việc đi du lịch biển hay đi đến những bể bơi là hoạt động giải trí không thể thiếu. Bên cạnh đó, việc đi bơi còn giúp ta đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên, đến hiện nay, có rất nhiều người vẫn không biết bơi và sợ bơi lội. Bơi lội là hoạt động rất bổ ích và cần thiết, để có thể nhanh chóng biết bơi, việc nắm rõ những kiến thức lí thuyết trước khi thực hành là rất quan trọng.
Làm thế nào để nhanh biết bơi
Việc đầu tiên ta cần làm khi học bơi đó chính là tập thở dưới nước. Khi ta có thể điều khiển hơi thở dưới nước, cơ thể sẽ dần quen thuộc với điều kiện môi trường bên ngoài, giảm tâm lí sợ nước, sợ chìm. Việc nín thở đúng cách sẽ giúp cơ thể nổi trên mặt nước. Khi ta nín thở và thả lỏng cơ thể, không để ý đến xung quanh cơ thể sẽ tự động nổi lên. Chỉ cần 10 phút tập nín thở là ta có thể bắt đầu thực hiện các động tác bơi khác.
Trước khi để cơ thể chìm xuống nước, ta hít một hơi thật sâu, sau đó khi cơ thể chìm xuống nước, ta thở ra từ từ, cảm nhận cơ thể như một chú cá đang nhả bong bóng vậy. Khi bơi phần đầu cơ thể sẽ chồi lên mặt nước, lúc này ta cần hít vào thật nhanh để nạp thêm ô xy cho cơ thể. Lưu ý, khi bơi ta sẽ không thở bằng mũi mà thở hoàn toàn bằng miệng.
Tiếp theo, ta sẽ luyện tập bơi tay. Đầu tiên, ta chắp hai tay để trước ngực, tiếp theo đưa hai tay thẳng về phía đầu qua trán, cánh tay duỗi thẳng. Sau khi sải thẳng tay, ta vòng hai tay sang hai bên như vẽ một vòng tròn lớn. Kết thúc động tác ở tư thế chắp tay trước ngực như ban đầu. Ta có thể tập bơi phần tay ở trên cạn cho quen, sau đó thực hiện bơi dưới nước. Cách bơi sải này sẽ giúp tăng sức mạnh phần tay rất tốt.
Tiếp đến, ta thực hành luyện tập bơi phần chân. Khi bắt đầu, phần chân sẽ ở vị trí duỗi thẳng, sau đó hai chân co lên, bàn chân xòe rộng và đạp thẳng chân để đưa cơ thể tiến lên phía trước. Lưu ý khi xòe chân, ta sẽ để bàn chân tạo thành hình chữ V, chân xòe rộng đạp thẳng thì mới có thể đưa cơ thể tiến lên được.
Sau khi thực hành tập luyện ở cả hai bộ phận, ta sẽ kết hợp cả hai bộ phận tay và chân để cơ thể quen thuộc với những động tác bơi đã được tập luyện. Không cần quá vội vàng trong việc thực hành bơi cả cơ thể, hay để cơ thể có thời gian làm quen và thực hành từng chút.
Khi đã kết hợp được tay và chân, ta sẽ kết hợp với việc hít thở dưới nước, điều này sẽ giúp kéo dài quá trình bơi. Chỉ cần bình tĩnh tập luyện, áp dụng những lí thuyết đã được giới thiệu, khiến cơ thể có thể di chuyển dưới nước vàkhông bị chìm là ta đã thành công trong việc học bơi rồi. Khi tập luyện, nếu thấy phần nào chưa chắc chắn, ta có thể tập lại riêng và ghép vào bài bơi tổng thể sau.